Cách nuôi Thỏ // Kỹ thuật nuôi Thỏ

logo
Sự kiện tiêu biểu

Kỹ thuật nuôi Thỏ - Bệnh tụ huyết trùng ở thỏ nuôi

(Duhoc2017.tk) -     Kỹ thuật nuôi Thỏ, kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ, kỹ thuật nuôi thỏ thả vườn,vốn nuôi thỏ, mô hình nuôi thỏ hộ gia đình, cách nuôi thỏ tr....

Tư vấn Du học - Tin tức Du học, Tư vấn Du học, Hồ sơ Du học: Kinh nghiệm đi Du học, Visa Du học, Học bổng Du học, Học phí Du học, Việc làm thêm khi Du học XKLĐ, Xuất khẩu lao động...

    Kỹ thuật nuôi Thỏ, kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ, kỹ thuật nuôi thỏ thả vườn,vốn nuôi thỏ, mô hình nuôi thỏ hộ gia đình, cách nuôi thỏ trong nhà, kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản, kỹ thuật chăn nuôi thỏ thịt, cách nuôi thỏ kiểng, .... 

    Kỹ thuật nuôi Thỏ - Bệnh tụ huyết trùng ở thỏ nuôi

    Tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Tất cả các lứa tuổi đều bi mắc bệnh. Bệnh xẩy ra đột ngột, diễn tiến bệnh cực nhanh. Tỷ lệ chết cao trong giai đoạn đầu ổ dịch.


Trong niêm mạc đường khí quản của thỏ thường có vi trùng Pasteurella tiềm sinh. Do tác động của môi trường như gió lùa vào, thời tiết thay đổi đột ngột, hay do thức ăn cho thỏ không đủ dinh dưỡng, bị bệnh kéo dài thì khi đó sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Đây là cơ hội để loại vi trùng này có độc lực lớn hơn sẽ gây bệnh ở nhiều dạng khác nhau như: viêm phổi, viêm kết mạc, phế mạc, viêm màng ngoài tim, viêm não dẫn đến thỏ nghiêng đầu.



 I, Triệu chứng: bệnh xảy ra chủ yếu ở đường hô hấp. Có nhiều thể:



- Thể nghẹt mũi: 

Triệu chứng phổ biến nhất của thỏ bệnh tụ huyết trùng. Thỏ có nhiều dịch nhày đục ở mũi, quanh mũi với triệu chứng nhảy mũi và ho.

- Thể viêm phổi:


 Thỏ bị ảnh hưởng thường chết cấp khi chưa có biểu hiện lâm sàng, đặc biệt ở thỏ nhỏ. Thỏ ủ rũ, bỏ ăn. Tổn thương phổi cấp gồm các ổ viêm màu đỏ xám ở mặt lưng lá phổi, có hoặc không có xuất huyết. Viêm phổi mãn hình thành các áp xe có phủ tơ huyết hoặc mủ ở viêm màng phổi hoặc viêm phổi mủ.

Bệnh tụ huyết trùng ở thỏ nuôi
Kỹ thuật nuôi Thỏ - Bệnh tụ huyết trùng ở thỏ nuôi



- Thể viêm tai:

 Thường không có triệu chứng lâm sàng. Chứng vẹo cổ xảy ra nếu chức năng tai giữa bị tổn hại do vi khuẩn trực tiếp tấn công hoặc do độc tố vi khuẩn ảnh hưởng. Dấu hiệu thần kinh và rối loạn vận động rõ rệt nếu vi khuẩn lan rộng tới màng não. Dịch tiết dạng kem màu trắng ở tai giữa tìm thấy ở 1 bên hoặc cả 2 bên tai.

- Thể nhiễm trùng sinh dục:

 Sự truyền lây qua đường sinh dục hoặc qua đường máu có thể xảy ra. Thỏ bệnh có thể có dịch tiết âm đạo từ dạng huyết thanh tới có mủ qua phối giống. Tử cung nở to với mủ. Nhiễm trùng tử cung cấp tính thể hiện 2 sừng tử cung hơi sưng chứa dịch xám. Ở nhiễm trùng mãn sừng tử cung sưng to, đầy dịch mủ và dễ vỡ. Ở thỏ đực tinh hoàn viêm sưng, đau, cứng ở 1 hoặc cả 2 bên, có thể có áp xe. Để giảm ảnh hưởng sức khỏe thỏ có thể giải phẫu lấy mô bị bệnh kết hợp kháng sinh điều trị.

- Thể áp xe:

 Vết thương nhiễm trùng và sự nhiễm trùng huyết là đường phổ biến làm các áp xe phát triển ở nhiều vị trí, nhưng đặc biệt là mô dưới da. Sự hiện diện của các mô dưới da bị sưng, chứa đầy dịch rỉ viêm dạng kem có sự dẫn lưu các lỗ rò là thể áp xe của tụ huyết trùng thỏ. Điều trị bằng cách giảm đau hoặc gây mê, nạo rửa vết thương, tiêm kháng sinh toàn thân 5-7 ngày.

- Thể viêm kết mạc:

 Triệu chứng gồm sự chảy nước mắt với sự co thắt mi, mí mắt đóng bởi nhiều chất tiết dạng mủ và dính bết mặt. Kết mạc đỏ có thanh dịch hoặc mủ dính bết. Sự viêm gây hẹp ống mũi lệ, cuối cùng gây chảy nước mắt mãn tính và mất lông. Dùng thuốc nhỏ mắt kết hợp điều trị tổng hợp.

- Thể bại huyết:

 thường gây chết cấp. Tuy nhiên có thể kết hợp cùng thể viêm phổi hoặc thể nhiễm trùng sinh dục trước khi chết. Sung huyết lan tỏa và xuất huyết đinh ghim phần nội tạng ở ngực, bụng, cũng như các áp xe có khi hoại tử ở thận, gan, phổi.

II, Phòng bệnh: 

- Chuồng trại phải có thông gió tốt, nồng độ amoniac thấp, độ ẩm thấp để giảm tỷ lệ mắc bệnh. Tất cả thỏ bị nhiễm bệnh nên được tiêu hủy, lồng nuôi thỏ bị bệnh phải phun sát trùng để tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại. Tất cả những người đến trại phải được sát trùng trước khi vào trại. Có thể sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại Vime Iodine (15ml pha 4 lít nước) hoặc Vimekon (100g pha 20 lít nước) để loại bỏ mầm bệnh 
- Thỏ sau cai sữa nên được nuôi riêng biệt với các chuồng thỏ sinh sản.
- Phòng bệnh bằng thuốc: định kỳ hoặc chú ý các giai đoạn thỏ dễ bị stress dùng thuốc trộn vào thức ăn hoặc nước uống để giảm nguy cơ mắc bệnh cho thỏ như:
   + Marbovitryl 250: 1ml/2,5 kg thể trọng (2ml pha 1 lít nước uống)
   + Hoặc Tetracolivet: 1g/ 3 kg thể trọng (2g pha 1 lít nước uống)

III, Điều trị:

Kinh nghiệm thực tế của mình bệnh này:
 -Tiêm streptomycin và urotropin.
 -Cho uống điện giải và urotropin
 (Urotropin khi uống sẽ giải độc gan thận ruột, máu. Streptomycin diệt khuẩn gram- và 1 số vi khuẩn gram+ gây ở đường tiêu hóa , hô hấp sinh dục và đường máu như : staphilylococcus, streptococus, ecoli,salmorella, lepptospira proteus, klebsiella).

 Cách nuôi Thỏ // Kỹ thuật nuôi Thỏ là Webties chia sẻ các câu chuyện thành công - Nông dân làm giàu từ nông nghiệp. kinh nghiệm - Kỹ thuật nuôi trồng - Phát triển nông thôn mới.

Đóng liên hệ [x]
hotline01687 281 137