Cách nuôi Thỏ // Kỹ thuật nuôi Thỏ

logo
Sự kiện tiêu biểu

Kỹ thuật nuôi Thỏ // Thỏ bị tiêu chảy

(Duhoc2017.tk) -   Kỹ thuật nuôi Thỏ, kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ, kỹ thuật nuôi thỏ thả vườn,vốn nuôi thỏ, mô hình nuôi thỏ hộ gia đình, cách nuôi thỏ tron....

Tư vấn Du học - Tin tức Du học, Tư vấn Du học, Hồ sơ Du học: Kinh nghiệm đi Du học, Visa Du học, Học bổng Du học, Học phí Du học, Việc làm thêm khi Du học XKLĐ, Xuất khẩu lao động...

  Kỹ thuật nuôi Thỏ, kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ, kỹ thuật nuôi thỏ thả vườn,vốn nuôi thỏ, mô hình nuôi thỏ hộ gia đình, cách nuôi thỏ trong nhà, kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản, kỹ thuật chăn nuôi thỏ thịt, cách nuôi thỏ kiểng, .... 

    Kỹ thuật nuôi Thỏ - Thỏ bị tiêu chảy

     Nguyên tắc chung khi điều trị tiêu chảy trong chăn nuôi thỏ là chống mất nước, bù điện giải, dùng oresol kết hợp với kháng sinh nếu tiêu chảy do vi rút hoặc thuốc làm giảm co thắt thành ruột nếu do rối loạn tiêu hóa. Hiện nay trong thuốc thú y chưa có loại nào trị bệnh tiêu chảy thỏ một cách hiệu quả, chủ yếu phòng bệnh bằng các loại thuốc trị cầu trùng, e-coli và men tiêu hóa.

Xem thêm: Thuốc phòng và trị bệnh cho thỏ

 Bệnh đau bụng ỉa chảy thực chất của bệnh này là rối loạn tiêu hóa do chuyển thức ăn đột ngột, thức ăn nuốc uống bị dính tạp chất bẩn, dính nước mưa, nước hồ ao bẩn, uống nước lạnh hoặc thỏ nằm ở đáy lồng cao bị gió lạnh lùa vào bụng...
Thỏ bị đau bụng, tiêu chảy
Thỏ bị tiêu chảy



Ở lứa tuổi sau cai sữa 1 tuần đến khi được 3 tháng là hay bị mắc bệnh này.
Phân thỏ lúc đầu hơi nhão sau đó lỏng dần thấm dính bết lông quanh hậu môn, thỏ kém ăn lờ đờ, uống nước nhiều gầy yếu dần rồi chết

I, Phòng tiêu chảy


 -Thường xuyên vệ sinh truồng trại, đặc biệt là thức ăn thừa trong chuồng nuôi thỏ.

- Xịt sát trùng toàn bộ chuồng, dùng các loại thuốc có phổ diệt khuẩn rộng, tiêu diệt được vi khuẩn cầu trùng thường xuyên. Ít nhất 1 tháng/ 1 lần.

- Mùa khô khi cắt rau cỏ phải rữa sạch, vì bụi bám vào lá, thỏ ăn vào sẽ tiêu chảy rất nhanh, mùa mưa rau cỏ sạch hơn nhưng vẫn cần rửa bằng nước sạch và phơi cho giảm lượng nước trong cỏ. Tốt nhất không cho thỏ con ăn rau cỏ, nên dùng xác đậu nành bổ sung chất xơ.

-Chỉ nên cho ăn thức ăn tinh, hạn chết rau cỏ. Giai đoạn này chuẩn bị vào giai đoạn tiêu chảy (từ 35 - 60 ngày tuổi).

 -Cho uống phòng cầu trùng, e coli.

II, Một số phương pháp điều trị tiêu chảy thực tế trong chăn nuôi thỏ mang lại hiệu quả cao


1, Khi phát hiện thỏ bị tiêu chảy nên nghĩ đến những nguyên nhân sau:


  Khi thấy phân nhão cần dừng ngay các loại thức ăn nước uống hoặc các yếu tố khác mất vệ sinh đồng thời cho uống ngay chiết xuất đặc của cây nhọ nồi, búp chè, búp lá ổi, cỏ sữa
- Có thể cho uống Colinorgen hoặc Sulfaganidin với liều 0.1g/ 1 kg thể trọng , uống trong 3 ngày liền.


- Bị rối loạn tiêu hóa, dùng men điều trị.
- Do nhiễm E coli : Dùng Apracin điều trị.
- Do bị cầu trùng. Xem tại đây
-Do thức ăn: Xem lại cách phòng bệnh.

Do đó khi phát hiện thỏ bị tiêu chảy, cách điều trị nhanh:

 -Chích thỏ Apracin nên phối hợp với Lincoseptryl hiệu quả cao hơn.
 -Cho uống men tiêu hóa và chất bổ sung điện giải.
 -Cho uống Nova coc.
Điều trị 3 ngày liện tục. Khi hết tiêu chảy, chích bổ sung ADE.


2, Một vài cách chữa tiêu chảy khác đã áp dụng và thành công


 Theo mình thỏ con tiêu chảy nếu phát hiện kip thời , phát hiện sớm, can thiệp sớm thì xác suất cứu sống cao hơn, dùng thuốc thì cũng là chích penicillin, streptomycin và cho uống men tiêu hóa. Mình xài men tiêu hóa của người hiệu pro Bio , pha ra lấy xylanh cho uống. Penicillin, streptomycin chích liền 3 ngày, mỗi ngày chích một lần, men ngày uống 2 lần cũng cho uống liên tục 3 ngày, đồng thời giảm thức ăn tinh và thô, nếu có lá nhọ nồi ( cỏ mực) cho thỏ tiêu chảy ăn thì tốt

Tôi đang thử nghiệm xử lý hội chứng tiêu chảy, kết quả sẽ cập nhật sau.
 -Đối với rối loạn tiêu hóa:

+ Dùng Oresol cho uống.

+ Smecta cho uống.

+ Men tiêu hóa cho uống.

-Đối với nguyên nhân do vi rút thì kết hợp thêm các loại thuốc đặc trị cầu trùng như Vicox, Colistin.
Chú ý rằng quan niệm trước đây khi thỏ tiêu chảy trị bằng cách cho ăn lá chát: lá ổi, lá chuối...cách này là không hiệu quả
 -Thỏ chết do tiêu chảy thấy dưới hậu môn nó có phân còn dính kéo thành dây dài. Chích Apracin + uống thuốc cầu trùng Nova coc, trộn men tiêu hóa vào thức ăn, liệu trình 3 ngày liên tục (áp dụng cho toàn đàn còn lại).
-Chích thuốc cho thỏ: bất cứ đàn nào bị cũng chích hết cả đàn. Chích kết hợp: Apracin, Lincoseptryl hoặc penicillin, streptomycin . Kết hợp cho uống nova coc và men tiêu hóa, liên tục 3-5 ngày. Khi thấy dứt tiêu chảy thì ngưng chích chỉ cho uống men tiêu hóa và vitamin ADE.

3, Thỏ con bị rối loạn tiêu hóa.


Dùng men tiêu hóa pha nước, nhỏ trực tiếp cho thỏ con, kết hợp với Aralis trị bệnh viêm ruột và tiêu chảy do E coli.
thấy con nào vừa hôm nay có hiện tượng tiêu chảy là tôi chích atropin,+với nhỏ penicillin, streptomycin pha chung với esb3 là y như rằng dứt ngay. Qua ngày mai là không còn tiêu chảy nữa, bạn thử làm cách tôi thử xem coi có khắc phục được không nhé.

4, Vấn đề tiêu chảy tôi có ý kiến như thế này:

 -Bạn cho uống aralis liều lượng là 0,8cc. Chích aptropin sáng và chiều, cho uống men tiêu hóa. Khi nào hết tiêu chảy bạn chích thuốc bổ gan, lợi mật. Chích 3 ngày là thỏ phục hồi lại được. Tôi làm theo cách này 2 ngày là hết tiêu chảy.

Vấn đề hạn chế cho thỏ uống nước là mình chỉ hạn chế ở thỏ con mới cai sữa, khi đã  đạt trọng lượng 1kg thì mình không hạn chế nữa vì mình cho thỏ ăn thức ăn trộn bã hèm rượu vắt kiệt nước cùng với cám gạo và chuối cây băm. Mình nghĩ trong hỗn hợp đó đã có nước, nên chị để ý: bầy thỏ nào khi cai sữa mà lúc nào trong ly cũng có nước cho uống tự do là dứt khoát có vài ba con bị tiêu chảy, khi bị tiêu chảy là mình cách ly, cho uống thuốc và để nước có pha chút đường và muối cho uống, vài ngày như vậy là hết. Mình không bị hao vì bệnh tiêu chảy. Nhưng thỏ của mình bị tiêu chảy đa phần là còn đang bú mẹ. 30 ngày cai sữa mình nuôi cách như vậy an toàn đến lúc xuất bán.

Cách nuôi Thỏ // Kỹ thuật nuôi Thỏ là Webties chia sẻ các câu chuyện thành công - Nông dân làm giàu từ nông nghiệp. kinh nghiệm - Kỹ thuật nuôi trồng - Phát triển nông thôn mới.


Đóng liên hệ [x]
hotline01687 281 137